Lưỡi xuất hiện khối u nhỏ màu đỏ
Chẩn đoán: Ung thư lưỡi.
Đây chính là triệu chứng khiến bạn lo lắng nhất. Nếu thấy lưỡi của bạn xuất hiện khối u màu đỏ và tình trạng này kéo dài dai dẳng thì bạn hãy đến gặp bác sỹ ngay lập tức. Những người nghiện thuốc lá là những người có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này. Bạn cũng cần phân biệt giữa triệu chứng này với nhiệt miệng. Vết loét nhiệt vốn thường xuất hiện ở lưỡi nhưng có màu trắng sữa và nó khiến bạn đau, những khối u nhỏ màu đỏ khi mới xuất hiện thì hoàn toàn không gây đau nhức.
Lưỡi xuất hiện các vết nhăn và vết nứt
Chẩn đoán: Lão hóa diễn ra trong cơ thể.
Lưỡi xuất hiện các vết nhăn và vết nứt thường diễn ra khi bạn đã về già. Thực tế, tình trạng này thường không gây hại. Tuy nhiên, các vi khuẩn có thể phát triển trên các vết nứt dẫn đến có mùi hôi và sự đau đớn ở lưỡi. Ngay lúc này, các bạn nên đi khám bác sỹ ngay nhé.
Ngoài ra, nếu lưỡi bạn có màu hồng, sạch sẽ, tương đối mịn và được bao phủ bởi nhú lưỡi như bức ảnh chụp dưới đây, xin chúc mừng bạn! Đây là tình trạng tốt và lưỡi bạn khỏe mạnh. Hãy luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt bạn nhé!
Các mảng trắng, bựa xuất hiện trên lưỡi
Chẩn đoán: Do vệ sinh răng miệng kém.
Nếu bạn quan sát thấy có những mảng trắng, bựa xuất hiện trên lưỡi, nhưng không thấy đau hay gây thương tổn gì, điều này có nghĩa là bạn nên chú ý đến việc vệ sinh răng miệng của mình nhiều hơn. Vấn đề này thường gặp khá nhiều ở trẻ em. Nhưng đừng quá lo lắng nhé, bạn chỉ cần lấy bàn chải cọ sạch lưỡi là có thể giải quyết vấn đề này rồi.
Lưỡi có màu tím
Chẩn đoán: Vấn đề về lưu thông máu.
Nếu bạn không ăn các thực phẩm màu tím như bắp cải tím, cà tím, khoai lang tím, nho tím, quả việt quất, dâu tằm, cà rốt tím, hành tím,… nhưng lưỡi lại có màu này, thì có thể là do việc lưu thông máu trong cơ thể kém. Đây là triệu chứng của bệnh cao huyết áp, viêm phế quản mãn tính, tiểu đường,… Nếu bạn đang ở tình trạng này, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Lưỡi xuất hiện lông màu đen
Chẩn đoán: BHT (Black Hairy Syndrome Tongue – Hội chứng lưỡi lông đen) hoặc Lingua villosa Nigra.
Quan sát bức ảnh dưới đây bạn sẽ thấy trên lưỡi xuất hiện nhiều lông đen. Thực tế, chứng bệnh này không dẫn đến tử vong, chỉ là các nốt sần nhỏ (nhú lưỡi) phát triển quá mức khiến vi khuẩn cũng phát triển mạnh theo. Thông thường, nhú lưỡi không mọc quá dài nhưng do uống quá nhiều cà phê, hút thuốc lá lâu dài, khô miệng hoặc vệ sinh răng miệng kém cũng có thể gây ra tình trạng này.
Lưỡi xuất hiện các khoảng màu trắng, hơi vàng hoặc như pho mát
Chẩn đoán: Bệnh nấm miệng hoặc nhiễm trùng nấm men.
Khi lưỡi xuất hiện một lớp phủ màu trắng dày, hơi vàng hoặc như pho mát thì có thể lưỡi của bạn bị nhiễm trùng, sưng tấy, hoặc có thể là dấu hiệu của bệnh tưa miệng, nhiễm nấm candida (hay còn gọi là nấm men). Loại nấm này có thể lan rộng ra đầu lưỡi, vùng amidan và các bộ phận khác trong khoang miệng. Với những người đang trong quá trình hóa trị, bị bệnh tiểu đường, dùng thuốc kháng sinh hoặc bị rối loạn hệ thống miễn dịch sẽ có nguy cơ mắc nấm bệnh cao hơn. Để điều trị bệnh này, bạn có thể dùng thuốc diệt nấm đặc trị hoặc làm vệ sinh lưỡi thường xuyên để lưỡi nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường.
Lưỡi có màu đỏ, mịn
Chẩn đoán: Do sự thiếu hụt vitamin B12 hoặc thiếu máu.
Bề mặt lưỡi quá mịn, có màu đó là điều không bình thường. Các nhú vị giác khỏe mạnh của lưỡi có nhiệm vụ giúp chúng ta cảm nhận hương vị thức ăn, nhưng nếu thiếu các vitamin hoặc khoáng chất, các nhú sẽ bị teo lại. Điều này khiến lưỡi của bạn có màu đỏ tươi và trở nên rất mịn. Vấn đề này hay gặp ở những người ăn chay nhất do sự thiếu hụt chất dinh dưỡng từ thịt. Khi lưỡi của bạn xuất hiện hiện tượng này sẽ khiến lưỡi nhạy cảm với gia vị, thức ăn nóng, cay và dễ dàng có cảm giác bị bỏng.
Lưỡi có màu đỏ, kèm theo xuất hiện nhiều đốm trắng (trông như quả dâu tây)
Chẩn đoán: Bệnh ban đỏ hoặc bệnh Kawasaki.
Triệu chứng lưỡi có màu đỏ, kèm theo xuất hiện nhiều đốm trắng (trông như quả dâu tây) thường gặp nhiều nhất ở trẻ em và có thể gây sốt cao hoặc phát ban. Bệnh ban đỏ ở mức độ tương đối nhẹ, nó chỉ là 1 sự nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra và không khó để điều trị. Nhưng bệnh Kawasaki rất nguy hiểm do có những biến chứng nặng nề và có thể gây ra tử vong. Bởi vậy, khi phát hiện con em mình có lưỡi màu dâu tây, các bậc cha mẹ nên lưu ý và đưa bé đến khám bác sỹ ngay khi phát hiện.
Lưỡi xuất hiện những đốm trắng rải rác
Chẩn đoán: Bệnh bạch sản.
Căn bệnh này có thể xảy ra ở cả trên lưỡi, nướu răng. Sự xuất hiện của những đốm trắng rải rác thường là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư vòm miệng. Bệnh bạch sản gây đau đớn cho bệnh nhân và thường được gặp nhất ở những người nghiện hút thuốc lá. Vì vậy, bạn hãy dừng ngay việc hút thuốc lá trước khi quá muộn nhé!