“Hạt xưa” (yến mạch, lúa mạch, kê, freekeh, kamut,…)
Những loại hạt trên được gọi là “hạt xưa” vì nó không hề bị biến đổi suốt hàng trăm năm qua. Chúng luôn nằm trong vị trí ưu tiên trong các đĩa thức ăn từ xưa đến nay. Các loại hạt chứa nguồn dinh dưỡng phong phú, nhiều canxi, lysine giúp đốt tan mỡ trong cơ thể. Đối với con người, các loại hạt là món quà quý giá, là thực phẩm tương thích với con người, gắn với các giai đoạn tiến hóa con người trong lịch sử. Chúng không chỉ tốt cho sức khỏe và còn có thể dự trữ và bảo quản được rất lâu. Đặc biệt, các loại hạt còn được chế biến thành nhiều món ăn thậm chí vô cùng hấp dẫn như: nấu cháo hạt quino, cơm hạt kamut, yến mạch như sữa, bột trẻ em, bánh bích quy; hạt kê có thể nấu, ăn kèm với rau, làm bột, bánh gato, bánh nướng,…
Hạt chia
Một loại hạt vô cùng tốt cho sức khỏe mọi người từng được nhắc đến khi nhiều người cho rằng, các chiến binh Aztec cổ đại trước khi ra trận đều nuốt một thìa hạt chia để tăng cường năng lượng.
Hạt chia là thực phẩm chứa nguồn dinh dưỡng vô cùng lớn, hiếm có trong thế giới thực phẩm, chứa đạm chất lượng cao nhưng không có cholesterol, chất xơ gấp hơn 3 lần chất xơ so với yến mạch, omega 3 – 6 – 9 gấp 8 lần cá hồi, chất chống oxy hóa ngang bằng với quả Bluberries,…
Hạt chia hay còn gọi là hạt Salba có màu đen hoặc trắng, không mùi, không vị. Hạt chia tốt cho người ăn kiêng, giảm cân, tim mạch, tiểu đường, gout, biếng ăn, nhiều chất chất, tốt cho tim mạch, hệ đường huyết, chống loãng xương và dành cho cả vận động viên thể thao,…
Bạn có thể sử dụng hạt chia với các cách khác nhau như yogurt trái cây hạt chia, hạt chia trộn sữa, nấu canh, salad, nước ép,…
Rong biển
Rong biển là một trong những loại thực phẩm vô cùng phổ biến, thậm chí nó còn được sử dụng ở các quốc gia khác nhau. Ít ai biết rằng, rong biển từ nghìn năm trước đã trở thành một trong những thành phần nguyên liệu quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của người châu Á.
Rong biển được coi như một nguyên liệu quen thuộc trong mọi gia đình, từ rong biển có thể chế biến được đa dạng các món từ canh, cơm cuộn đến gỏi,…
Đặc biệt nhất, rong biển còn có công dụng chữa bệnh. Trong rong có chứa fertile clement một chất có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch máu giúp điều tiết và lưu thông máu, tiêu độc trong cơ thể. Trẻ em, phụ nữ có thai luôn được khuyến khích ăn rong biển. Ngoài ra rong biển còn giúp giảm cholesterol, chống viêm, giảm huyết áp, làm sạch ruột, ngừa táo bón, ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh và bệnh về tim mạch, giảm căng thẳng trong thời kỳ mãn kinh và có thể giúp tăng cường chức năng tuyến giáp,…
Rong biển còn là thực phẩm quen thuộc của các chị em bởi nó hỗ trợ rất tốt trong việc làm đẹp. Lượng muối trong rong biển vừa phải, giúp sát trùng, kháng viêm rất tốt nên có thể thanh lọc, hạn chế sự hình thành và gia tăng của mụn. Rong biển còn có tác dụng xóa nếp nhăn, dưỡng thể và làm đẹp cho mái tóc trở nên mềm mượt hơn.
Kim chi
Kim chi là món ăn truyền thống của Hàn Quốc, không chỉ rất ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Kim chi được hình thành từ quá trình lên men của rau củ. Thành phần chính gồm cải thảo, tỏi, ớt, các loại rau củ khác,…
Kim chi chứa ít calo, giàu chất xơ, làm quá trình tiêu hóa của cơ thể diễn ra dễ dàng. Kim chi còn chứa nhiều vitamin nên góp phần không nhỏ vào dinh dưỡng cơ thể.
Theo giáo sư Song Yeong-ok thuộc Viện nghiên cứu kim chi thuộc Đại học Quốc gia Busan thì vi khuẩn lên men và hóa chất hữu cơ trong kim chi giúp làm chậm sự lão hóa của da đồng thời giảm cholesterol trong cơ thể. Kim chi còn giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng, giúp lưu thông máu, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Trong kim chi có nguyên liệu chính là cải thảo, cải thảo chứa axit sinapic, flavonoid và chất chống oxy hóa phenolic, carotenoid nên có thể giúp cơ thể chiến đấu chống ung thư, nhất là ung thư dạ dày
Mặc dù kim chi được đánh giá là một siêu thực phẩm, tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng món ăn này. Tuyệt đối không nên coi đây là món ăn chính, chỉ nên ăn đệm trong bữa ăn vì có thể gây hạ huyết áp, chứa nhiều muối.
Nấm thủy sâm (kombucha)
Theo Health, một số học giả cho rằng nấm thủy sâm được người Trung Quốc tìm ra khoảng năm 220 TCN. Người ta gọi trà kombucha là “trà bất tử”. Ngày nay kombucha cũng phổ biến ở Ba Lan, Đức, Bulgari, Indo,… Người Pháp gọi đây là nấm trường sinh (Champignon Delongue Vie). Nhiều nơi có những tên gọi khác nhau như nấm Nga, rượu vang Ấn Độ, trà Mãn Châu, Cha Gu, trà Kargasok, thủy sâm,… nhưng đều là tên gọi chung của kombucha.
Con giống kombucha nhìn qua giống như một lớp mỏng màu trắng, dai và cứng. Kombucha nổi danh bởi rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như làm trà giải độc, giàu chất chống oxy hóa, tăng cường năng lượng, tăng cường miễn dịch, giảm xơ vữa động mạch, ngừa huyết áp cao, bảo vệ chức năng gan, hỗ trợ điều trị tiểu đường, giải độc cho thận, hạn chế các bện đường ruột, giảm béo,… Nhiều người truyền tai nhau cách nuôi giống nấm này cũng như cách làm, trao đổi con giống và công thức pha chế.
Hãy tham khảo các cách làm và kinh nghiệm làm trà kombucha để thưởng thức món trà đặc biệt này.