Cần thận trọng khi điều trị với các loại thuốc
Một trong số các chất này sẽ được chuyển hóa tại gan, nếu sử dụng sẽ làm tăng gánh nặng cho gan trong khi gan vẫn phải đối phó với sự phá hủy của virus viêm gan B. Bạn cần lưu ý với các thuốc kháng viêm không chứa steroid, acetaminophen và các loại thuốc từ thảo mộc có thể gây độc cho gan, vì vậy khi sử dụng phải có sự tham khảo và tư vấn của bác sỹ.
Các biện pháp để tránh lây nhiễm virus viêm gan B cho người khác
Khi phát hiện bị nhiễm virus viêm gan B, thì mối quan tâm cần thiết đó là nguy cơ lây nhiễm cho người xung quanh đặc biệt là những người thân. Trước hết những người thân như cha mẹ, anh em ruột, vợ chồng, con cái cần phải xét nghiệm để xem mình có bị nhiễm virus viêm gan B chưa và cần có sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa. Trong trường hợp cần thiết bạn có thể tiêm vaccine. Người nhiễm virus cần có biện pháp đề phòng: không dùng chung các vật dụng cá nhân có nguy cơ lây nhiễm (bàn chải đánh răng, dụng cụ cắt móng tay,…); tránh làm vây máu khi bị thương, hãy rửa thật sạch bằng nước, thuốc sát trùng. Bạn cần sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục và thực hiện an toàn tình dục. Với phụ nữ đang mang thai có nhiễm virus viêm gan B có nguy cơ lây nhiễm cho trẻ khi sinh là rất cao khoảng 90%. Vì vậy, bạn cần phải được xét nghiệm HBsAg khi có thai và nếu nếu bà mẹ bị nhiễm cần được đến Bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị phòng ngừa lây nhiễm và tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.
Vận động hợp lý
Tập thể dục tuy không thể giúp bạn thải trừ được virus ra ngoài nhưng nó có tác dụng giúp bạn giữ và duy trì được một cơ thể khỏe mạnh. Bạn có thể đi bộ, tập thể dục, yoga, bơi lội hoặc thái cực huyền. Tuy nhiên, cần lưu ý là bạn không nên tập luyện quá sức vì có thể sẽ làm cho hệ miễn dịch của bạn trở nên yếu đi.
Ăn uống đầy đủ
Chế độ ăn uống hợp lý là vô cùng quan trọng để cải thiện tình hình cho người nhiễm virus viêm gan B. Tuy nhiên, thực đơn tốt nhất dành cho người nhiễm virus viêm gan B cần đa dạng, cân đối chứ không cần kiêng khem quá mức.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất đạm (thịt cá, trứng, sữa…), đường và vitamin có trong hoa quả tươi, sữa chua…; hạn chế các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán. Bạn nên thay thế mỡ động vật bằng dầu và bơ thực vật. Trong khẩu phần ăn cũng nên giảm bớt hải sản, đặc biệt không được ăn các món ăn sống vì nó dễ chứa vi khuẩn gây hại cho gan và cơ thể.
Bên cạnh đó, bạn cần phải giữ gìn vệ sinh thực phẩm để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm. Vì gan là cơ quan có chức năng quan trọng là đào thải và xử lý chất độc cho cơ thể, nên khi mắc ngộ độc thực phẩm thì gan bạn sẽ phải làm việc nhiều hơn, và dễ dàng đẩy nhanh quá trình tổn thương ở gan.
Bỏ thuốc lá
Thuốc lá là nguyên nhân chính khiến gan hư tổn. Vì gan chịu trách nhiệm phân hủy các chất độc hại và những chất này có chứa trong khói thuốc. Vì vậy, để giữ cho gan khỏe mạnh và cải thiện tình trạng sức khỏe cho cơ thể, bạn và những người xung quanh nên bỏ hút thuốc lá.