Hoa ngọc lan trắng
Hoa ngọc lan còn được gọi là sứ ngọc lan tên khoa học là Michelia champaca thuộc họ ngọc lan có nguồn góc chính từ Ấn Độ. Là loại hoa không chỉ đẹp với hương thơm nồng nàng được nhiều người ưa chuộng mà còn là bài thuốc quý chữa được nhiều chứng bệnh. Theo Đông y, hoa ngọc lan có vị đắng, cay và tính ấm có tác dụng dùng để chữa ho, viêm xoang, tiểu khó, đầy hơi, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áp, lá hoa dùng chữa các vết sưng tấy, rễ cây có tác dụng thông kinh còn vỏ rễ dùng hạ nhiệt,… đặc biệt hoa ngọc lan còn trị được bệnh vô sinh ở phụ nữ bằng cách thu hái hoa ngọc lan khi chưa nở bỏ cành rồi đem phơi hoặc sấy khô để dùng liên tục 30 ngày tác dụng điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ.
Tía tô
Cây tía tô còn được gọi là tử tô, tô ngạnh hay tô diệp. có tên khoa học là Perilla fructescens britt thuộc họ hoa môi. Đó là cây không chỉ được biết đến như một gia vị cho các món ngon hằng ngày mà tía tô còn là vị thuốc hay được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Lá tía tô có vị cay, tính ấm, có công dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. Cành tía tô có vị cay ngọt, có công dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn. Ngoài ra, với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, hàm lượng Ca, Fe, và P nên tía tô có tác dụng làm đẹp da cho chị em phụ nữ.
Thì là
Thì là còn được gọi là thìa là có tên khoa học là Anethum graveolens thuộc họ hoa tán. Là một loài cây có lá có hạt làm gia vị làm thuốc được sử dụng rất phổ biến ở châu Á và vùng Địa Trung Hải. Trong Đông y lá thì là có mùi thơm hăng hắc, hơi đắng. Nó có tác dụng kích thích bài tiết nước tiểu, chữa tiêu chảy, táo bón, Chữa rối loạn kinh nguyệt, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim. Ở Ấn Độ cho rằng chất limonene có trong cây thì là giúp tiêu diệt được vi khuẩn đường ruột có hại. Đối với phụ nữ có thai nên hạn chế việc ăn rau thì là, vì trong rau có chứa một số chất kích thích tử cung sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Cây đào
Đào có tên khoa học là Prunus persica thuộc họ hoa hồng. Là loại cây được trồng để ăn quả và lấy hoa được nhân dân ta rất ưa chuộng trong ngày lễ Tết Việt Nam nó còn có tác dụng chữa được nhiều bệnh rất tốt cho cơ thể như: hoa đào chữa được bệnh phù thũng, ho có đờm. Quả đào được dùng trong trường hợp ra mồ hôi trộm, động thai. Nhân từ hạt quả đào có công dụng trị đau bụng kinh nguyệt ở phụ nữ. Lá đào có tác dụng khử phong thấp, sát khuẩn, viêm kẻ móng chân, mẩn ngứa. Vỏ của thân cây đào chữa được mụn nhọt sưng lở, bỏng rát. Rễ đào được dùng cho người bệnh trĩ. Lưu ý trong lá đào có chứa axit cyanhydric có thể gây ngộ độc. Vì vậy hãy thận trọng khi sử dụng nên dùng vừa đủ ngay cả khi bôi, đắp, ngâm, rửa bên ngoài da.
Hoa hòe
Hoa hòe còn được gọi là hòe mễ tên khoa học là Sophora japonica. Là một loại cây mọc hoang hoặc được trồng khắp nơi ở miền bắc Việt Nam được xem là một loại thuốc nam quý. Theo quan niệm của y học cổ truyền, hoa hòe có vị đắng, tính hơi hàn có công dụng cầm máu rất tốt, điều trị các bệnh đại tiện ra máu, chảy máu cam hoặc ho ra máu, phụ nữ rong kinh, hạ nhiệt, sáng mắt, bổ não,… nên sử dụng hoa hòe vào lúc hoa chưa nở và cây hoa để càng lâu càng tốt, thường người ta sử dụng cây hoa hòe từ 3 – 5 năm.
Lô hội
Lô hội còn có tên gọi khác là nha đam tên khoa học là Aloe Vera. Là loại cây được biết đến là nguyên liệu dùng để chăm sóc da, làm đẹp cho các chị em phụ nữ. Nhưng đây không chỉ có công dụng làm đẹp, cây lô hội còn có nhiều công dụng bất ngờ đối với sức khỏe mà ít ai biết đến. Trên mỗi cây lô hội đều có nhựa và có vị đắng của lá cây. Nên nó có công dụng tiêu viêm, nhuận trường, xơ gan cổ chướng, bệnh tiểu đường và cao huyết áp. Bên cạnh đó nhựa của lô hội thường dùng để trị phụ nữ có kinh nguyệt ít, táo bón, đại tiện bí. Người ta còn dùng cả lá lẫn vỏ cây giã nhuyễn đắp lên da để trị mụn nhọt sưng đỏ.
Sống đời
Cây sống đời còn được gọi là cây lá bỏng tên khoa học là Kalanchoe pinnata. Là loại cây có chứa nhiều bọng nước, vị nhạt, hơi chua và chát, tính mát. Mọc tự nhiên ở khắp nơi, có khả năng sinh sản nhanh bằng lá. Được sử dụng như một loại thuốc kháng sinh có công dụng kháng khuẩn rất tốt nên trị được một số bệnh nhiễm trùng như: viêm loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội,… và hoàn toàn không gây ra tác dụng phụ nào. Ngoài ra lá sống đời non có thể thái nhỏ nấu canh ăn và dùng làm thuốc giải độc, đắp vết thương hở, đắp mắt đỏ sưng đau, đắp mụn nhọt và có thể cầm máu.
Húng quế
Cây húng quế còn được gọi là rau quế có tên khoa học là Ocimum basilicum là một loại thuộc họ bạc hà. Húng quế là rau thơm phổ biến được dùng ăn kèm với nhiều món ăn trong gia đình Việt. Đặc biệt loại rau này còn có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người như: bảo vệ gan và ngừa ung thư, Tốt cho xương khớp, Tăng cường tiêu hoá, chữa bệnh ngoài da,… cây húng quế này còn trị được rắn cắn bằng cách lấy lá, hoa, quả của cây húng quế kết hợp với nhau rồi giã nát đắp hoặc nấu với nước để rửa vết thương.
Trái quất
Trái quất còn được gọi là trái tắc đó là cách gọi của người miền Nam Việt Nam đây là trái có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và đã được trồng từ rất lâu đời ở nước ta, từ đó mà trong dân gian đã có kinh nghiệm dùng trái quất như vị thuốc bổ dưỡng. Theo Đông y quả quất có vị ngọt chua, tính ấm có công dụng giải rượu, nôn ra máu, đau họng, miệng khô, đau răng, đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng,… ngoài ra hạt quất có tác dụng giảm ho, chống nôn, lá quất còn có nhiều tinh dầu, có tác dụng chữa cảm mạo phong hàn rất tốt.
Bồ công anh
Bồ công anh còn được gọi là bồ cóc hoặc diếp hoang có tên khoa học là Lactuca indica. Bồ công anh là loại cỏ dại thuộc họ cúc mọc nhiều ở các ven đường và các sườn đồi có nhiều nắng, là loại thảo dược giải độc phổ biến nhất hiện nay. Với công dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm viêm, chữa đau dạ dày, chữa sưng vú, tắc tia sữa, viêm phổi, viêm phế quản, giảm lượng cholesterol và còn là nguyên liệu tuyệt vời cho nước tắm, đặc biệt là từ lá bồ công anh già cỗi,… ngoài ra bồ công anh phơi khô có thể làm trà có công dụng giảm cân, lọc máu, tăng cường giải độc bằng cách đi tiểu nhiều. Có thể thưởng thức nó thay thế cho cà phê.
Ngải cứu
Ngải cứu còn được gọi là ngải diệp tên khoa học là Artemisia vulgaris, là loại cây thuộc họ cúc có mùi thơm nồng, vị hơi đắng hoặc là rất đắng. Đây là một loại thực phẩm quen thuộc dùng để chế biến các món ăn đồng thời là vị thuốc có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh như: điều kinh, an thai, Đau thần kinh tọa, cầm máu,… bên trong ngải cứu có chứa nhiều vitamin c và các thành phần kháng khuẩn cao chính vì vậy mà nó có khả năng trị được mụn và ngứa rất tốt.
Đinh lăng
Cây đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá, là loại cây khá quen thuộc với gia đình việt. không chỉ sử dụng làm rau ăn sống mà còn là một vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chữa được nhiều chứng bệnh như cây đinh lăng lá nhỏ có vị đắng và tính mát vì vậy nó có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, phòng co giật ở trẻ em. Rễ của cây đinh lăng còn được dùng để ngâm rượu có tác dụng làm thuốc bổ cơ thể, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu. Lưu ý khi dùng rễ đinh lăng không được dùng quá liều sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mữa, tiêu chảy và chỉ được sử dụng cây đã có từ 3 – 5 tuổi trở lên. Bên cạnh đó cây đinh lăng còn được dùng làm cây cảnh cho không gian nhà trở nên sang trọng.
Hoa cúc vàng
Hoa cúc vàng còn có tên gọi khác là hoàng cúc hoặc dã cúc tên khoa học là Chrysanthemum indicum thuộc họ cúc, là một cây thuốc quý sống hằng năm được trồng làm cảnh lấy hoa làm trà và chế rượu. Về mặt đông y cúc hoa vàng có vị đắng cay, tính ôn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sáng mắt. Hoa được dùng chữa các chứng cảm lạnh, sốt, chóng mặt, đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, mờ mắt, huyết áp cao, trị mụn nhọt có mủ. Ngoài ra còn có tác dụng về nội tiết tố giúp phụ nữ trẻ lâu.
Lá lốt
Lá lốt còn được gọi là tất bát hoặc lá lốp đó là cách gọi của người miền Nam Việt Nam có tên khoa học là Piper lolot thuộc họ hồ tiêu. Là loại cây mọc hoang và được trồng ở khắp mọi nơi vì thế mà lá lốt thường xuyên được sử dụng để chế biến các món ăn mỗi ngày và là vị thuốc chữa được bệnh rất hiệu quả. Trong y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm, chống hàn, giảm đau, chữa đau nhức xương, khớp, Viêm nhiễm âm đạo. Lá lốt còn được dùng để nấu nước ngâm tay chân cho người bị bệnh tê thấp, hay đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân,… và có một số người bị bệnh gout truyền nhau kinh nghiệm để điều trị căn bệnh vốn được cho là “bệnh của nhà giàu”.
Diếp cá
Diếp cá hay còn gọi là dấp cá có tên khoa học Houttuynia cordata Thunb thuộc họ lá dấp. Là loại cây mọc hoang và được trồng làm rau được sử dụng làm thuốc chữa nhiều bệnh rất tốt. Trong Đông y, diếp cá có tính hơi lạnh, cay, hơi độc, đi vào kinh phế. Có tác dụng chữa trĩ, đinh nhọt, sởi, đau mắt đỏ, có thể dùng để hạ sốt trong trường hợp trẻ sốt mà không muốn dùng thuốc tây, hoặc phụ nữ có thai không dùng được thuốc tân dược. Bên cạnh đó rau diếp cá còn làm mặt nạ với công dụng tuyệt vời trong việc điều trị mụn và trứng cá.
Hoa hồng
Hoa hồng còn gọi là hoa hường thuộc họ Rosaceae là một loài hoa đẹp được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Được nhiều chị em tinh tưởng trong việc làm đẹp. Nhưng đó không phải là công dụng duy nhất của hoa hồng, đối với sức khỏe hoa hồng còn có công dụng trị bệnh rất hay. Trong Đông y hoa hồng có vị ngọt, mùi thơm mát, tính bình. Từ thời cổ đại, con người thường sử dụng nước chiết xuất từ hoa hồng để điều trị nhiều bệnh như: rối loạn dây thần kinh, trị lở loét miệng, Chữa ho cho trẻ nhỏ, giảm nhiễm trùng bàng quang, tăng lưu lượng máu đến da đầu,… ngoài ra trà làm từ cánh hoa hồng là một bài thuốc rất hiệu quả trong việc chữa cảm lạnh, viêm họng, viêm phổi, làm đẹp và ngăn ngừa sự lão hóa da.
Lược vàng
Cây lược vàng còn được gọi là cây lan vòi hay địa lan vòi tên khoa học là callisia fragrans thuộc họ thài lài. Là một loại cây thảo sống lâu năm có nguồn gốc từ Mexico được trồng làm cây cảnh ở nhiều gia đình Việt Nam. Cây lược vàng theo đông y có tác dụng thanh nhiệt giải độc, cầm máu, dùng chữa lành vết thương, loét dạ dày, tá tràng, ngăn ngừa và điều trị các khối u trong cơ thể. Lưu ý trong cây lược vàng có 1 vài hoạt chất có hại cho cơ thể vì vậy trước khi sử dụng phải cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ và những người có chuyên môn, đã từng sử dụng.
Cỏ nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi có tên khác là cỏ mực tên khoa học là Eclipta prostrata thuộc họ cúc. Là loại cây quen thuộc ở vùng quê mọc hoang khắp nơi ở trong nước ta, đặc biệt những chỗ ẩm thấp. Theo Đông y, cỏ nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao, mề đay, được biết đến với công dụng cầm máu rất hiệu quả. Ở Ấn Độ và Pakistan, các nhà khoa học đã nghiên cứu công dụng của nhọ nồi có thể chữa được bệnh xơ gan, gan nhiễm mỡ từ năm 2001.
Tầm xuân
Tầm xuân có tên khác là hồng tầm xuân, hoa hồng dại, dã tường vi, tên khoa học là Rosa cymosa thuộc họ hoa hồng, có nguồn gốc châu Âu, Tây Bắc Phi. Theo quan niệm của Y học cổ truyền tầm xuân là một vị thuốc khá độc đáo có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, trừ phong. Tùy theo từng bộ phận của cây tầm xuân mà có tác dụng chữa bệnh khác nhau như: hoa tầm xuân chữa được bệnh cảm nóng, cảm lạnh, nôn ra máu, chảy máu cam. Lá tầm xuân trị viêm loét chi dưới. Rễ tầm xuân có công dụng trong trường hợp đau răng, viêm khớp. Quả tầm xuân có công dụng với phụ nữ khi hành kinh, kinh nguyệt không đều. Ngoài ra hoa tầm xuân còn dùng để trang trí cho hành lang mái hiên nhà của gia đình Việt. Lưu ý phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không được dùng rễ tầm xuân.
Bạc hà
Bạc hà còn được gọi là bà hà hay kê tô tên khoa học là Mentha arvensis thuộc họ lamiaceae. Là một loại cây thảo mộc dễ trồng và dễ chăm sóc, có hương thơm dễ chịu còn được chiết xuất để làm tinh dầu. Ngoài ra, bạc hà cũng là loại cây rất tốt cho sức khỏe, có công dụng làm đẹp, chữa bệnh. Trong Đông y bạc hà được sử dụng trong các trường hợp giảm đau đầu, căng thẳng, chán ăn, đau bụng, đau dây thần kinh, ngăn ngừa ung thư, giảm hôi miệng, giảm stress, nôn mửa, thanh lọc phổi, nó còn rất tốt cho bệnh nhân có hội chứng ruột kích thích. Với hương thơm của bạc hà mà nó còn được dùng để tăng thêm hương vị cho những ly sinh tố hay ly trà.