Top 14 Mốc siêu âm và kiểm tra sức khỏe quan trọng nhất trong thai kỳ

Lần 9: Thai 32 tuần

Vai trò?
Đây là mốc siêu âm xác định lần cuối các dị tật thai nhi sử dụng kỹ thuật siêu âm màu 4 chiều

Làm gì?
Khám lâm sàng cho mẹ (Đo cân nặng, huyết áp)
Siêu âm màu 4 chiều

  • Xác định ngôi thai
  • Đo các chỉ số thai nhi như: đường kính lướng đỉnh, chu vi vòng đầu, đường kính ngang bụng, chiều dài xương đùi,… để từ đó phát hiện các dị tật cũng như dự đoán cân nặng và ngày dự kiến sinh.
  • Kiểm tra các cơ quan phủ tạng có bình thường 
  • Đo tim thai để phát hiện các dị tật phát hiện muộn

Siêu âm Doppler (động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung). Nhờ siêu âm Doppler màu, bác sĩ phát hiện được những dòng hở van 2 lá, 3 lá của tim thai; đo tốc độ dòng máu chảy qua van động mạch chủ, động mạch phổi để phát hiện các trường hợp hẹp tim thai. Trong các trường hợp nghi ngờ thai nhỏ, thai suy dinh dưỡng, siêu âm Doppler màu giúp đo được các chỉ số đặc trưng cho mức độ cản trở dòng chảy của động mạch rốn, động mạch não giữa… của thai nhi, qua đó đánh giá được tình trạng sức khỏe thai nhi để có chỉ định tiếp tục theo dõi hay cần chấm dứt thai kỳ, lấy thai ra khi thai đã có dấu hiệu suy.

Xét nghiệm nước tiểu 

Lần 4: Tuần 16 thai kỳ

Vai trò?

Đây là mốc quan trọng phải có trong thai kỳ, lúc này mẹ được yêu cầu làm xét nghiệm sàng lọc Triple Test để dự đoán nguy cơ bị Down và các bất thường NST của thai nhi.

Làm gì?

Siêu âm 2D:

  • Kiểm tra tim thai Đo chiều dài đầu mông, ước tính cân nặng thai nhi cũng như xem tốc độ phát triển của thai nhi có tương ứng với tuổi thai không.

Xét nghiệm máu (Triple Test)

  • Triple Test là bộ 3 xét nghiệm thông qua máu của mẹ để tìm ra các nguy cơ rối loạn bẩm sinh ở thai nhi gồm chất là AFP (loại protein do thai sản xuất), hCG (loại nội tiết do nhau thai sản xuất) và Estriol (là loại nội tiết estrogen được nhau thai và thai nhi sản xuất), từ đó cho biết thai hiện tại có nguy cơ bị rối loạn di truyền nhiễm sắc thể và có cần phải làm thêm xét nghiệm khác nữa không.

Kiểm tra nội tiết và chỉ định thuốc nếu cần.

Lần 13: Tuần 39 thai kỳ

Kể từ tuần 38 mẹ được chỉ định khám thai tuần 1 lần, thậm chí với nhiều mẹ cần tái khám mỗi ngày do nhiều nguyên nhân. Mẹ đã sắp đến giai đoạn vượt cạn, việc theo dõi lượng nước ối cũng như mức độ đục/trong của nước ối là quan trọng nhất để có biện pháp can thiệp ngay khi nước ối đục/thiểu ối, rỉ ối, cạn ối. Mẹ cũng cần được trang bị những kiến thức sinh sản như phân biệt các cơn chuyển dạ, nhận biết dấu hiệu sắp sinh, hiện tượng ri ối/vỡ ối, cách rặn đẻ đúng cách,…

  • Kiểm tra lâm sàng (Đo cân nặng, huyết áp)
  • Siêu âm 2D bên cạnh xem tình trạng nước ối, bác sĩ còn cho biết có tràng hoa quấn cổ bé không (trường hợp quấn 2 vòng có thể phải chỉ định đẻ mổ tùy từng bệnh viện, cơ sở y tế); mức độ canxi hóa bánh rau để biết bé có nhận được đủ dinh dưỡng hay không và nếu nhận thấy thai suy thì phải mổ đẻ. 
  • Thử nước tiểu
  • Uống các vi dưỡng chất cũng như Canxi, sắt.
  • Đo monitor các cơn gò 
  • Khám trong (nếu cần)

Lần 2: Tuần thứ 8 thai kỳ

Khám lâm sàng:

  • Đo cân nặng, huyết áp để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của hiện tượng nghén tới sức khỏe mẹ bầu và chỉ định thuốc nếu cần thiết.

Siêu âm:

  • Xác định tim thai, kích thước túi ối, chiều dài phôi để xem mức độ phát triển tương xứng giữa thai và tuổi thai.

Kiểm tra nội tiết và uống thuốc nội tiết nếu cần.

Lần 6: Tuần 22 thai kỳ

Đây là cột mốc siêu âm quan trọng thông qua hình ảnh siêu âm 4D khảo sát hình thái học thai nhi và phát hiện các bất thường, các dị tật bẩm sinh từ đó nếu có vấn đề về dị tật có thể đình chỉ thai nhi.

Siêu âm 4D:
Kiểm tra các chỉ số:

  • Đường kính lưỡng đỉnh, chu vi vòng đầu có thể phát hiện não úng thủy
  • Đường kính trước sau bụng/ngang bụng 
  • Chiều dài xương đùi, chiều dài sống mũi, khoảng cách hai mắt để xem nguy cơ bị down

Đếm số ngón chân ngón tay để loại trừ tật thừa/thiếu ngón
Nghe tim thai phát hiện dị tật tim
Khảo sát các cơ quan phủ tạng

Ngoài ra: Ước tính cân nặng thai nhi, xác định tuổi thai và dự đoán ngày sinh

Lần 14: Tuần 40 thai kỳ

Có vẻ như bé hơi mải chơi chưa chịu ra nhưng các mẹ cũng đừng quá lo lắng, thai 41 tuần mới được coi là già tháng, lúc đó nếu vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ mẹ sẽ được chỉ định đẻ chỉ huy hoặc mổ đẻ. Điều mẹ cần là nghỉ ngơi tĩnh dưỡng thật thoải mái và lắng nghe bất kỳ khi nào có dấu hiệu chuyển dạ để sẵn sàng đón chào bé yêu ra đời. Mẹ cũng được tiến hành các bài kiểm tra như:

  • Khám lâm sàng, thử nước tiểu
  • Siêu âm 2D để xem lượng nước ối, tình trạng dây rốn hay mức độ canxi hóa bánh rau.
  • Đo monitor các cơn co
  • Khám trong (nếu cần)
  • Uống vi dưỡng chất

Lần 10: Tuần 34 thai kỳ

Cũng tương tự như ở thai kỳ tuần 30, ở lần kiểm tra thứ 10 này mẹ cũng cần tiến hành các kiểm tra tương tự:

  • Kiểm tra lâm sàng (Đo cân nặng, huyết áp)
  • Siêu âm 2D
  • Thử nước tiểu
  • Uống các vi dưỡng chất cũng như Canxi, sắt.

Lần 3: Tuần thai thứ 12

Vai trò?

Đây là một trong 3 mốc “bắt buộc” phải có trong thai kì để sàng lọc dị tật bẩm sinh thông qua phép đo độ mờ da gáy kết hợp với tuổi mẹ (tuổi mẹ càng cao nguy cơ mắc hội chứng down ở thai nhi càng lớn) để làm xét nghiệm Double test tính toán nguy cơ hội chứng Down của bé ở giai đoạn sớm của thai kỳ.  

Làm gì?

Khám lâm sàng:

  • Tương tự như lần khám thai thứ hai, khám lâm sàng lần 3 cũng tiến hành đo huyết áp, cân nặng để đánh giá tình trạng thai nghén và sức khỏe của mẹ.

Siêu âm 4D:

  • Khảo sát hình thái thai nhi: cấu trúc các chi, cột sống, các phủ tạng.
  • Đo khoảng mờ sau gáy dự đoán bất thường NST. Theo thống kê với khoảng sáng sau gáy (độ mờ da gáy): 3,5 – 4,4mm có tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21,1%;  ≥ 6,5mm thì thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64,5%. 

Xét nghiệm máu và nước tiểu (nếu cần)   
Khám nội tiết và uống thuốc nếu cần.

Lần 12: Tuần thai thứ 38

Kể từ tuần này, các cơ quan trong cơ thể thai nhi đã phát triển toàn diện vì vậy trẻ ra đời kể từ thời điểm này trở đi được coi là đủ tháng. Mẹ sẽ thấy những cơn gò mà có thể không phân biệt được là cơn gò sinh lí hay cơn gò chuyển dạ, vì vậy khi đi khám thai mẹ có thể được đo monitor các cơn gò, một mặt xác định có hay không dấu hiệu chuyển dạ, một mặt xem bé có nhận đủ oxy hay không. 

  • Kiểm tra lâm sàng (Đo cân nặng, huyết áp)
  • Siêu âm 2D rất quan trọng ở thời điểm này để kiểm tra lượng nước ối xem có thiểu ối hay không, ối có đục hay không và tiến hành can thiệp ngay khi nước ối có vấn đề, rỉ ối, vỡ ối.
  • Thử nước tiểu
  • Uống các vi dưỡng chất cũng như Canxi, sắt.
  • Đo monitor các cơn gò 
  • Khám trong (nếu cần)

Lần 8: Thai nhi 30 tuần.

Siêu âm 2D
Xét nghiệm máu (Thử lượng đường trong máu, nếu vượt qua giới hạn cho phép chỉ định làm xét nghiệm dung nạp đường huyết để phát hiện đái tháo đường thai kỳ)
Thử nước tiểu để kiểm tra lượng protein niệu, được yêu cầu ăn nhạt cho đến lúc đẻ Làm thủ tục đăng ký đẻ (bệnh viện)
Uống vi dưỡng chất và canxi, sắt

Lần 7: Tuần 26 thai kỳ

4 tuần sau lần kiểm tra thai kỳ thứ 6, mẹ bầu được chỉ định khám định kỳ bằng theo dõi hình ảnh siêu âm 2D, kiểm tra nội tiết và chỉ định thuốc (nếu cần), kiểm tra thai máy. Từ tuần thứ 20 thai bắt đầu biết máy, mẹ bầu được hướng dẫn kiểm tra số lần máy của thai nhi để phát hiện những bất thường (có thể bị thai lưu). Ngoài ra, yêu cầu uống các thuốc vi dưỡng chất, uống sắt, canxi.

Lần 1: Tuần thứ 5 thai kỳ

Khi nào?

  • Khi mẹ trễ kinh được 1 tuần và thử que thử thai hiện 2 vạch thì mẹ nên đi khám để biết thai đã làm tổ trong buồng tử cung chưa, thai được bao nhiêu tuần cũng như đã có tim thai chưa.

Làm gì?

Siêu âm 2D:

  • Để kiểm tra thai đã vào làm tổ trong tử cung chưa (loại trừ trường hợp thai ngoài tử cung).
  • Khi xác định có túi phôi trong buồng tử cung thì kiểm tra túi phôi (đường kính túi phôi, số lượng phôi); kiểm tra tim thai.
  • Trong trường hợp chưa thấy tim thai mẹ cũng đừng quá lo lắng vì có thể thai còn quá nhỏ, lúc này bác sĩ sẽ căn cứ vào ngày bắt đầu kỳ kinh cuối để dự đoán tuổi thai nhi (thường áp dụng với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều). Lúc này bác sĩ sẽ hẹn tái khái sau 1-2 tuần để nghe tim thai.

Có thể siêu âm đầu dò âm đạo để phát hiện tim thai sớm hơn cũng như kiểm tra các bất thường ở phần phụ. 

Kiểm tra nội tiết và uống thuốc nếu cần

Lần 5: Tuần 20 thai kỳ

Vai trò?

Đây là mốc quan trọng thứ 2 trong thai kỳ nhằm phát hiện các bất thường về hình thái thai nhi như sứt môi, dị dạng các cơ quan và các bất thường về tim, hệ xương để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Làm gì?
Siêu âm 2D
Xét nghiệm máu

  • Kiểm tra các bệnh truyền nhiễm (HIV, viêm gan B)
  • Xác định nhóm máu, yếu tố Rh

Xét nghiệm nước tiểu

  • Kiểm tra mẹ có bị protein niệu hay không
  • Kiểm tra mẹ có bị viêm nhiễm hay không từ đó chỉ định thuốc.

Kiểm tra nội tiết và chỉ định thuốc nếu cần

Lần 11: Tuần thai thứ 36

Kể từ thời điểm này, mẹ có sinh bất cứ lúc nào nên mẹ cần đi khám ngay khi có dấu hiệu đau bụng, mẹ được làm các kiểm tra:

  • Kiểm tra lâm sàng (Đo cân nặng, huyết áp)
  • Siêu âm 2D
  • Thử nước tiểu
  • Uống các vi dưỡng chất cũng như Canxi, sắt.
Rate this post

Để lại một bình luận