Tử vong
Bất kể việc ngủ quá ít hay quá nhiều đều gây tổn hại đến cơ thể, đặc biệt làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch nhanh chóng bởi sự rối loạn đồng hồ sinh học cơ thể khiến cho các cơ quan làm việc cũng rối loạn từ đó dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm cho cơ thể. Tốt nhất bạn nên ngủ đầy đủ và đúng giờ, bất kể là bạn là nam hay nữ, hãy biết yêu thương sức khỏe của chính bản thân mình. Không nên ngủ ít hơn 4 tiếng/ngày hoặc trên 10 tiếng/ngày.
Tiểu đường
Đã có một nghiên cứu chứng minh sự liên kết giữa việc ngủ nhiều và bệnh tiểu đường, lấy mô hình với 9000 người dân Mỹ, những người có thời gian ngủ nhiều hơn 9 tiếng/ngày có kết quả mắc bệnh đái tháo đường cao hơn gấp đôi những người ngủ đủ 7 tiếng/ngày. Kể cả những người ngủ quá ít cũng không ngoại lệ trong trường hợp này.
Giảm chất lượng cuộc sống
Nếu bạn thường thức quá khuya, bạn sẽ cần thời gian ngủ nhiều hơn (thậm chí gấp đôi thời gian ngủ) vào buổi sáng để bù đắp thời gian ngủ đã mất, chúng ta thường hay gọi việc này là ngủ nướng và bạn sẽ trở thành một “cú đêm” chính hiệu bởi bạn chỉ cảm thấy khỏe khoắn và tỉnh táo vào ban đêm còn buổi sáng thì mệt mỏi, lúc nào cũng buồn ngủ. Điều này chứng tỏ, đồng hồ sinh học của cơ thể bạn đã bị đảo ngược, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, khiến bạn luôn cảm thấy đau đầu, choáng váng, giảm trí nhớ, nhan sắc giảm năng suất làm việc… từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hãy nghỉ ngơi và đừng nên ngủ quá khuya bạn nhé.
Bệnh tim mạch
Dựa trên kết quả của một nghiên cứu khảo sát do The Nurses’ Health Study công bố, trên đó cho thấy với 72.000 phụ nữ, những người có thời gian ngủ nhiều hơn 8 tiếng mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn (khoảng 38%) so với những người ngủ đủ 8 tiếng bởi mỗi khi con người hoạt động sẽ giúp tim hoạt động theo (đó là lí do vì sao tim bạn đập mạnh hơn khi bạn chạy bộ hoặc chơi thể thao) . Điều này sẽ hỗ trợ cho hoạt động tuần hoàn máu trong cơ thể và ngược lại, khi tim bạn trở nên quen với việc nghỉ ngơi quá nhiều dẫn đến nhịp tim giảm dần, chỉ cần bạn hoạt động một chút sẽ gây ra rối loạn ngay.
Trầm cảm
Các chuyên gia đã cho rằng bệnh trầm cảm và mất ngủ có mối liên hệ với nhau vì bệnh mất ngủ có thể là nguyên nhân khởi phát cũng là yếu tố gây ra bệnh trầm cảm kéo dài, bên cạnh đó, cứ 50-90% bệnh nhân bị trầm cảm thường xuyên rơi vào tình trạng mất ngủ. Tuy nhiên không phải chỉ riêng việc mất ngủ có thể gây ra bệnh trầm cảm mà nếu như bạn ngủ quá nhiều, bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh này vì theo số liệu thống kê của các bệnh bị nhân trầm cảm sẽ có 15% người mắc bệnh đều ngủ nhiều, việc ngủ nhiều cũng là nguyên nhân góp phần thúc đẩy sự phát triển của chứng trầm cảm, bên cạnh đó nếu bạn sử dụng thời gian cho việc ngủ nhiều hơn bình thường sẽ đồng nghĩa với việc bạn có ít thời gian để giao lưu và hưởng thụ cuộc sống.
Bệnh về hô hấp
Sau một đêm dài, phòng ngủ của bạn sẽ trở nên thiếu không khí và thay vào đó là khí CO2, đồng thời phòng ngủ còn chứa nhiều bụi và vi khuẩn… cho nên việc bạn ngủ thêm vào buổi sáng sẽ khiên bạn dễ mắc các bệnh về đường hô hấp cũng như cảm cúm. Cách chữa buồn ngủ tốt nhất là bạn nên dậy sớm và ra ngoài công viên tập thể dục để hít thở không khí trong lành, điều này rất tốt cho sức khỏe và cả cải thiện vóc dáng của bạn.
Chán ăn
Việc bạn ngủ nướng sẽ chiếm thời gian nạp năng lượng buổi sáng và thế là bao tử sẽ phải “nhịn ăn” cho đến buổi trưa, điều này rất có hại cho sức khỏe vì nhịn ăn sáng sẽ khiến cho hệ miễn dịch và sức đề kháng bị giảm sút rất nhanh, nhiều khả năng dẫn đến việc bạn bị chán ăn và ăn không ngon miệng còn nếu bạn ăn bù buổi sáng vào buổi trưa có nghĩa là lượng thức ăn sẽ nhiều hơn khiến cho năng lượng sẽ không được tiêu thu hết dẫn đến mỡ thừa.
Tổn thương hệ tiêu hóa
Bạn cần ăn ít nhất là trước hai tiếng trước khi đi ngủ để cơ thể có thể làm công việc của nó, đó chính là tiêu hóa thức ăn, tuy nhiên vào buổi sáng bạn lại thức dậy quá trễ khiến cho dạ dày đã chịu rỗng suốt đêm, nay lại còn kéo dài. Điều này lâu ngày khiến bạn mắc các chứng bệnh viêm loét dạ dày bởi kể cả khi bạn không nạp thức ăn vào cơ thể thì dạ dày vẫn hoạt động như thường lệ, nó sẽ tiết dịch vị dạ dày và co bóp khiến cho hoạt động của dạ dày dần trở nên kém đi.
Thừa cân
Việc bạn ngủ quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của bạn bởi vì bạn đã dùng thời gian ngủ đó để tích tụ mỡ thừa thay vì hoạt động để tiêu hao các thức ăn và chất dinh dưỡng mà bạn đã nạp vào cơ thể. Đồng thời, cơ thể có ít thời gian hơn để đốt mỡ so với những người ngủ đều đặn đủ giấc, vì thế bạn đừng thắc mắc tại sao mình không ăn quá nhiều nhưng ngày càng mũm mĩm nhé.
Xuất hiện nếp nhăn
Việc bạn ngủ nướng dẫn đến việc bạn phải nhịn ăn sáng – một bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, dẫn đến cơ thể thiếu dưỡng chất khiến cho lớp da của bạn trở nên khô rám, thiếu dinh dưỡng và bắt đầu xuất hiện nếp nhăn, đặc biệt ở trên mặt.