Vận động khi bầu bí
– Thời kì mang thai thường phụ nữ hoạt động khá ít, chức năng dạ dày đường ruột yếu đi, gây táo bón, là nguyên nhân dẫn đến bị trĩ.
– Cần thường xuyên đi lại, tăng cường hoạt động thể chất thích hợp giúp máu lưu thông, dễ đi đại tiện.
– Tập các bài yoga đơn giản, phù hợp cho các mẹ mang bầu, vừa tốt cho sức khỏe, vừa tốt cho em bé.
Tập thể dục thể thao
– Tập thể dục thường xuyên ở mức độ vừa phải như đi bộ, đá bóng, cầu lông, bơi lội… giúp tăng sức đề kháng, nhu động ruột khỏe mạnh, thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
– Tránh mang vác nặng, vận động nhẹ nhàng, luyện tập điều độ.
Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, làm việc quá sức
– Có kế hoạch nghỉ ngơi – làm việc khoa học.
– Ngủ đủ giấc, thư giãn lành mạnh, điều tiết cảm xúc cân bằng, giữ tinh thần luôn lạc quan vui vẻ.
– Tránh thức khuya, làm việc quá sức tạo sự căng thẳng, lo âu, stress bởi những thứ tiêu cực ấy sẽ tạo áp lực lên tĩnh mạch, tĩnh mạch bị giãn nở gây nên bệnh trĩ.
Những lưu ý khi đi vệ sinh
– Nên sử dụng nước sạch sau khi đi đại tiện, các loại giấy vệ sinh rất có thể chính là nguyên nhân gây ra trĩ.
– Tránh chà xát mạnh gây xước vùng hậu môn.
– Tránh sử dụng xà phòng có mùi thơm.
– Hạn chế sử dụng giấy vệ sinh.
Ăn uống khoa học
– Nên tạo cho mình một thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh.
– Ăn uống điều độ đúng giờ, thay đổi món ăn thường xuyên.
– Tốt nhất là ăn nhiều chất xơ như trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch… đều là những chất hỗ trợ tiêu hóa tốt, làm sạch trực tràng và giúp bạn đi vệ sinh dễ dàng hơn.
– Ăn nhiều rau xanh như rau muống, rau cải…; các loại củ như khoai lang, bí ngô… kết hợp với hoa quả tươi như cam, quýt…
– Bổ sung những thực phẩm có tính mát, tránh các chất kích thích như bia, rượu, cafe, trà…
– Không nên ăn thường xuyên các thức ăn nóng, nhiều gia vị cay như tiêu, ớt… khiến cơ thể bị giữ nước, làm sưng huyết tĩnh mạch, hình thành búi trĩ.
Dùng thuốc phòng bệnh
Cần đến gặp bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp để phòng tránh trĩ nếu bạn thuộc các đối tượng sau:
– Là người có cơ địa nóng, dễ táo bón.
– Người bị hẹp hậu môn (thường là sau mổ).
– Người thường xuyên phải sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cafe, thuốc lá…
Giữ vệ sinh sạch sẽ
– Mặc quần áo sạch sẽ, thoải mái, tốt nhất nên mặc những trang phục có chất liệu thấm mồ hôi tốt.
– Vệ sinh thân thể hàng ngày, thường xuyên thay quần chip.
– Vệ sinh khu hậu môn bằng nước muối pha loãng.
– Giữ cho vùng hậu môn luôn sạch và khô.
Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày
– Uống nhiều nước để hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường bài tiết các chất cặn bã trong cơ thể.
– Uống ít nhất 1,5 – 2 lít nước một ngày.
– Có thể uống nước tinh khiết hoặc thay bằng nước ép hoa quả, giúp chống táo bón và phòng ngừa bệnh trĩ.
Thay đổi tư thế
– Không ngồi hoặc đứng quá lâu.
– Nếu đó là tính chất, yêu cầu của công việc, cần nghỉ ngơi giữa giờ, cứ sau 1 – 2 tiếng, bạn nên đứng dậy vận động, đi lại một chút.
– Không dùng đệm, gối đặt ở dưới mông để ngồi, bạn đang vô tình cản trở máu lưu thông, gây căng giãn tĩnh mạch, hình thành nên các búi trĩ đấy.
Tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn hàng ngày
– Không nhịn đi vệ sinh vì như thế sẽ khiến phân tích tụ lại lâu trong ruột làm việc đi ngoài sẽ khó khăn hơn.
– Tạo thói quen đi vệ sinh vào một giờ và cố định hàng ngày giúp tạo phản xạ tự nhiên, ngăn ngừa táo bón, phòng chống bệnh trĩ.
– Bỏ các thói quen không tốt khi đi vệ sinh như đọc báo, chơi game… vì sẽ dễ sinh ra viêm nhiễm hậu môn, gây ung thư hậu môn.