Uống nhiều sữa
Đồng ý với việc sữa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, tuy nhiên nếu bạn nạp quá nhiều sẽ không đảm bảo dinh dưỡng cả ngày cho cơ thể. Đặc biệt, đối với trẻ em mới biết đi cho đến khi 4 – 8 tuổi không nên uống nhiều hơn 480ml (120ml/lần uống sữa) mỗi ngày để tránh được tình trạng bị táo bón và tình trạng béo phì bởi khi cơ thể trẻ nhận được quá nhiều calo thường khiến trẻ không muốn ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng khác và trở nên thiếu cân. Ngược lại, nếu bé uống nhiều sữa mà vẫn có thể ăn uống tốt thì có thể dẫn đến thừa cân và đối mặt với béo phì. Bên cạnh đó, người lớn chỉ nên dùng 200ml cho một lần uống. Nhiều nghiên cứu cho rằng phụ nữ uống 3 ly sữa trở lên mỗi ngày có nguy cơ bị gãy xương và tử vong cao hơn. Trong khi, đàn ông uống ba ly trở lên mỗi ngày cũng có nguy cơ tử vong cao hơn, chủ yếu là do tim mạch.
Uống sữa cùng trái cây, trà
Nhiều người cho rằng việc uống sữa có trái cây sẽ tốt và bổ dưỡng hơn, đặc biệt là việc thêm vào sữa một ít nước cam hoặc chanh, điều này là hoàn toàn sai lầm bởi các loại trái cây có tính axit khi gặp protein có trong sữa sẽ khiến protein bị biến chất, làm giảm giá trị của protein, ảnh hưởng nặng nề đến tiêu hóa. Bên cạnh đó, sữa sẽ làm trà không còn tác dụng tốt đối với hệ tim mạch. Đồng thời, trà lại đẩy nhanh quá trình đào thải canxi trước khi cơ thể kịp hấp thu.
Uống sữa đặc thay sữa bò
Sữa đặc tuy cũng là một chế phẩm xuất phát từ sữa tươi, được nấu lên đến dung lượng 2/5, sau đó thêm 40% đường mía đóng hộp vì thế sữa đặc rất ngọt, chúng ta cần thêm nước vào để pha loãng tuy nhiên khi thêm nước vào, nồng độ chất béo và protein sẽ giảm đi nhiều lần so với sữa tươi, còn nếu bạn cho ít nước nhiều sữa đặc, bạn sẽ lãnh nguy cơ làm lượng đường trong cơ thể tăng đột biến.
Thêm sữa vào cháo
Trong sữa hàm chứa vitamin A, còn cháo chủ yếu tinh bột là chính, trong đó hàm chứa chất Lipoxygenase sẽ phá hỏng vitamin A. Trẻ em nếu hấp thụ không đủ vitamin A sẽ làm cho trẻ em phát triển chậm chạp, cơ thể yếu nhiều bệnh, vì vậy dù là để bổ sung dinh dưỡng thì cũng cần tách riêng việc sử dụng hai loại thực phẩm này.
Để sữa dưới ánh nắng
Nhiều người cho rằng việc để sữa dưới nắng để hấp thụ vitamin D là hoàn toàn sai lệch, sữa sẽ bị ảnh hưởng bởi ánh nắng Mặt Trời, khiến cho các vitamin B1, B2 và vitamin C nhanh chóng biến mất, bạn nên bảo quản sữa ở nơi thoáng mát như tủ lạnh ngăn mát, tránh ánh nắng trực tiếp nhé, nếu không sữa sẽ trở thành nước lã và không mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Uống sữa khi đói
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta chỉ nên uống sữa sau khi ăn sáng và không nên uống trong lúc chúng ta đói vì nếu chúng ta nạp sữa vào cơ thể khi bụng đang “gào thét” sẽ dễ gây tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ do đó, bạn nên ăn nhẹ trước khi uống sữa. Ngoài ra việc uống sữa khi đói còn có khả năng gây bệnh đau dạ dày bởi axit dịch vị tiết ra nhiều gặp chất casein có trong sữa sẽ kết tủa và gây rối loạn tiêu hóa.
Kết hợp sữa và sô cô la
Sữa lỏng và sô cô la không phải là bạn đồng hành của nhau vì khi hai thứ kết hợp lại sẽ khiến canxi có trong sữa và axit oxalic phản ứng với nhau tạo nên một hợp chất calcium oxalate có hại cho cơ thể. Nếu chúng ta cứ tiêu thụ hợp chất này trong một thời gian dài sẽ gây nhiều hậu quả xấu như cơ thể bị thiếu hụt canxi, tiêu chảy, trẻ chậm phát triển, tóc khô, dễ gãy xương và còn tăng tỷ lệ sỏi thận,…
Uống sữa cùng thuốc
Việc dùng sữa cùng với thuốc không hề mang lại lợi ích cho cơ thể của bạn mà sữa sẽ tác động đến tốc độ hấp thụ thuốc và làm độ đậm đặc của thuốc trong huyết dịch thấp hơn bình thường. Ngoài ra việc uống thuốc cùng với sữa còn dễ làm cho thuốc hình thành màng bao phủ trên bề mặt, làm cho canxi trong sữa và ion khoáng chất như kẽm gây phản ứng hóa học với thuốc, làm giảm thấp hiệu quả thuốc, và có thể gây nguy hại cho cơ thể, vì vậy trong 1 – 2 tiếng trước và sau khi uống thuốc tốt nhất không nên uống sữa.
Uống sữa vào buổi sáng
Nhiều người có thói quen uống sữa vào buổi sáng và xem nó đóng vai trò như một bữa ăn trong ngày, tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống sữa vào buổi sáng không hẳn là tốt vì nó có thể khiến cho chúng ta bị nặng bụng, khó tiêu và cơ thể luôn cảm thấy uể oải nhưng nếu bạn uống sữa vào buổi tối thì hoàn toàn ngược lại. Buổi tối là thời điểm uống sữa tốt nhất cho mọi đối tượng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đồng thời sữa còn giúp bạn ngủ ngon hơn, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho làn da, làm chậm quá trình lão hóa.
Đun sôi sữa
Hầu hết các sản phẩm về sữa có mặt trên thị trường đã được tiệt trùng kĩ càng, việc đun sôi sữa sau khi mua về nhà là điều không cần thiết bởi nó sẽ khiến sữa mất hết giá trị dinh dưỡng vốn có, thậm chí còn dẫn đến việc sữa bị biến chất dễ gây ung thư (lactose trong sữa chảy ra). Tuy nhiên nếu bạn muốn uống sữa nóng, bạn có thể đun sữa ở nhiệt độ 70 độ C trong vòng 3 phút, bạn cũng không nên đun sữa với lửa nhỏ trong thời gian lâu vì nếu làm như vậy sẽ làm giảm vitamin có trong sữa và chất dinh dưỡng trong sữa dễ bị oxy phá hoại. Tốt nhất là bạn hãy đun lửa to trong thời gian ngắn, khi sữa có dấu hiệu sắp sôi, bạn hãy tắt bếp ngay để giữ được giá trị dinh dưỡng cũng như hiệu quả trong việc khử trùng sữa.