Tin rằng có phương pháp chữa cận không cần phẫu thuật
Hiện nay, cách duy nhất cho thể chữa căn bệnh cận thị chính là bạn nhất định phải phẫu thuật bởi các phương pháp khác như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt,… chỉ là phương pháp phụ, nó có thể làm tăng sức khỏe thể trạng của mắt dành cho những người chỉ bị mệt mỏi và nhìn kém do điều tiết chứ không thật sự bị cận bởi các phương pháp này thực tế không thể làm cho trục nhãn cầu co ngắn lại.
Không tái khám định kỳ
Bạn nên lưu ý về vấn đề tái khám đã được đề cập bởi bác sĩ chuyên khoa vì tùy theo mức độ tiến triển của bệnh, mắt bạn có thể bị cận nặng hơn, cho nên các bác sĩ luôn hẹn bạn trở lại khám sau một vài tháng nhất định. Nhiều người trong chúng ta chỉ có thói quen đo khám mắt một lần duy nhất khi mua kính và sử dụng chúng liên tục trong vài năm đến khi mắt kính hư thì mới đo lại để mua kính khác. Điều này là sai lầm cơ bản nhất của người có bệnh về mắt.
Không đeo kính râm bảo vệ mắt khi đi nắng
Kính râm được phát minh ra với mục đích chính là bảo vệ mắt khỏi các tia UV có trong bức xạ mặt trời và các tác nhân ô nhiễm như bụi bẩn của môi trường vì tia UV có thể khiến mắt bạn bị lão hóa, gây nguy cơ ung thư da quanh mắt, thậm chí còn khiến cho bạn mắc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, còn bụi bẩn có thể gây viêm mắt, đau mắt,… Vì thế bạn hãy bảo vệ mắt mình bằng cách sử dụng kính râm theo chỉ số cận của mình khi ra ngoài trời nắng nhé.
Ăn uống thiếu chất
Thực phẩm cũng đóng vai trò khá quan trọng đến đời sống của đôi mắt bạn, nếu bạn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chúng, thị lực của bạn sẽ ngày càng bị suy yếu, vì thế bạn cần bổ sung đặc biệt các nhóm thực phẩm sau:
- Beta carotene (tiền chất của vitamin A) thường có trong rau, củ, quả, có màu vàng, cam, xanh đậm như cà rốt, bí đỏ, đu đủ,…
- Vitamin A thường có nhiều trong lòng đỏ trứng, sữa, các loại rau củ như mồng tơi, rau dền, cà chua, gấc,…
- Crom thường có nhiều trong gan bò, nước ép nho,…
- Kẽm thường có nhiều trong thịt bò, thịt gà,… có thể ngăn ngừa tình trạng khó chịu của mắt.
Đeo kính áp tròng quá lâu
Theo một số chuyên gia, kính áp tròng rất dễ bị nhiễm trực tiếp các ký sinh trùng Acanthamoeba thường có trong nước máy, bụi, các bể bơi,… và khi bạn gắn các kính áp tròng đã bị nhiễm ký sinh trùng này vào mắt, nó sẽ bắt đầu ăn mòn giác mạc và còn có thể còn sinh sôi nảy nở khiến cho mắt ngứa rát, chảy nước mắt, đau mắt,… Trong nhiều trường hợp còn có thể dẫn đến tình trạng mù lòa.
Không đeo kính thường xuyên
Một số người cho rằng đeo kính thường xuyên sẽ khiến cho họ bị phụ thuộc vào kính hoặc đơn giản là cảm thấy mình đeo kính rất xấu cho nên họ hạn chế đeo kính một cách tối đa vì thế họ chỉ đeo khi đang làm việc, đọc sách, sử dụng các thiết bị điện tử. Điều này cũng là sai lầm làm cho độ cận của mắt phát triển nhanh hơn bởi mắt phải cố gắng điều tiết làm cho trục nhãn cầu dài ra và thị giác của bạn sẽ ngày càng yếu đi.
Không tập thể dục mắt
Mắt cũng là một bộ phận của cơ thể, nếu bạn muốn một cơ bắp săn chắc hay đơn giản là một cơ thể lý tưởng thì bạn phải chăm tập gym, vì thế nếu bạn muốn sở hữu một đôi mắt khỏe đẹp, bạn cần vài bài tập dành cho mắt để cải thiện sự tập trung cũng như giúp mắt có cơ hội được nghỉ ngơi. Đây là bài tập đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng bất cứ lúc nào: Bạn hãy chớp mắt trong 2 phút đầu, mỗi lần chớp mắt kéo dài 3 giây, sau đó bạn tiếp tục dành 2 phút tiếp theo nhưng lần này, 1 lần chớp mắt sẽ kéo dài 20 giây nhé. Bên cạnh đó bạn cũng nên thực hiện một vài động tác massage nhẹ nhàng nhé.
Đeo kính sai độ
Như đã nói ở trên, nếu bạn không khám mắt định kì, mắt bạn có thể sẽ lên độ nặng hơn mà bạn lại không hề hay biết. Nhiều người còn nghĩ rằng đeo kính dưới độ cận thực tế sẽ giúp độ cận không tăng hoặc tăng chậm, điều này là hoàn toàn sai lầm và còn là sai lầm lớn của rất nhiều người. Nếu bạn không đeo kính đúng độ của mắt hoặc cứ đeo kính cũ trong tình trạng mắt đã thay đổi sẽ khiến cho mắt phải làm việc nặng hơn vì phải điều tiết sao cho nhìn rõ sự vật, làm cho độ cận ngày càng tăng, thậm chí điều này còn có thể dẫn đến nhược thị.
Học tập, làm việc nơi thiếu ánh sáng
Các thói quen đọc sách, sử dụng máy tính quá lâu và không đúng tư thế nhằm học tập và làm việc, sử dụng các thiết bị điện tử trong môi trường thiếu ánh sáng cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thị lực bị giảm sút và yếu đi trông thấy. Đặc biệt, nếu bạn cứ duy trì thói quen này, bạn sẽ còn bị tăng độ nhanh hơn, thậm chí là gây nguy hiểm cho đôi mắt của mình.
Quá phụ thuộc vào kính
Có lẽ bạn đang cảm thấy hơi kì cục vì top này lại khá mâu thuẫn với top 4, tuy nhiên đối với những người có độ cận dưới 1.5 thì không nên đeo kính quá thường xuyên và họ chỉ nên dùng kính khi học tập, làm việc, nhìn xa,… đặc biệt là họ nên dành thời gian luyện tập mắt mỗi ngày. Đối với những người cận dưới 0.75 độ, họ cần lập kế hoạch luyện tập và nghỉ ngơi nhằm điều chỉnh mắt vì mắt trong giai đoạn này có thể được phục hồi. Dù thế nào đi nữa, bạn cũng nên kiểm tra định kì 6 tháng/lần nhé.