Mở tủ lạnh quá lâu
Bạn có biết rằng việc mở tủ lạnh quá lâu sẽ là nguyên nhân dẫn đến hậu quả tủ bị mất nhiệt. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các vi khuẩn, dễ gây ra các bệnh liên quan đến ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, trước khi mở tủ lạnh, bạn nên biết mình cần lấy gì và bạn không nên mở tủ lạnh quá lâu. Bên cạnh đó, bạn nên đóng tủ lạnh lại ngay sau khi đã thấy thức ăn xong.
Để khoai tây trong tủ lạnh
Khoai tây là một thực phẩm có thể được lưu trữ trong bao gói bằng giấy ở nhiệt độ thường đến tận 3 tuần mà không cần dùng đến tủ lạnh. Bên cạnh đó, nếu bạn để khoai tây vào tủ lạnh thì không những chúng sẽ bị mất hương vị, chất lượng tự nhiên mà nhiệt độ của tủ lạnh còn làm đẩy nhanh quá trình thối rữa của khoai tây. Vì vậy, thay vì để khoai tây trong tủ lạnh, bạn nên để chúng trong bao gói bằng giấy ở nhiệt độ thường để đảm bảo chất lượng của chúng.
Không làm sạch rau sống
Không những thực phẩm sống mới có nguy cơ cao gây nhiễm khuẩn mà ngay cả rau sống cũng có thể gây nhiễm chéo. Đặc biệt là vi khuẩn E.coli có nhiều trong đất trồng có thể sẽ lây sang thức ăn khác trong tủ lạnh và gây ra các bệnh đường ruột cho người dùng. Để đảm bảo an toàn sức khỏe thì sau khi mua rau về, bạn nên cắt hết phần gốc và giũ sạch hết phần đất còn vương trên rau, tiếp theo bọc rau bằng giấy rồi mới cho vào ngăn bảo quản rau.
Để lẫn thực phẩm sống và chín
Đã và đang có rất nhiều gia đình có thói quen xem tủ lạnh như một vật chứa đồ, họ để tất cả mọi loại thực phẩm dù sống hay chín bỏ chung với nhau vào tủ lạnh mà không biết rằng rất có thể vi khuẩn và vi sinh vật từ 2 loại thực phẩm này sẽ gây ra tình trạng lây nhiễm chéo. Thậm chí, trong đó còn có những loại mang bệnh truyền nhiễm đường ruột như viêm gan, kiết lỵ,… rất nguy hiểm cho sức khỏe của người sử dụng. Vì thế, bạn nên phân loại thực phẩm sống, chín và để riêng ở 2 ngăn khác nhau.
Không đậy nắp thức ăn thừa
Sau các bữa ăn, rất có thể vẫn còn một số thức ăn thừa còn sót lại, tuy nhiên khi bạn cất chúng vào tủ lạnh mà không đóng nắp thì vi khuẩn sẽ có điều kiện để sinh sôi nảy nở. Đây cũng là lý do khiến cho tủ lạnh luôn có mùi khó chịu. Vì thế, bạn nên trữ đồ ăn thừa trong vật chứa sạch và đã được đậy kín bằng nắp hoặc bằng màng nilon rồi mới cho vào tủ lạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trữ lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 tiếng sau khi nấu mà không cần đợi đến khi thức ăn nguội mới cất vào tủ vì những loại tủ lạnh hiện đại đã được trang bị khả năng xử lý nhiệt thông minh.
Để thực phẩm quá nhiều trong tủ lạnh
Việc bạn để quá nhiều thực phẩm nhồi nhét trong tủ lạnh sẽ khiến cho luồng khí lạnh không thể được lưu thông. Điều này sẽ dẫn đến nhiệt độ không đều và ở một số vị trí trong tủ có thể bị tăng cao, dễ dàng gây hỏng thức ăn. Vì thế, nếu tủ lạnh của bạn đang chứa đầy thức ăn thì tốt nhất, bạn hãy điều chỉnh nhiệt độ thấp xuống, đồng thời nhớ thường xuyên vệ sinh tủ lạnh, ít nhất là 1 lần/tuần với nước nóng và thuốc khử trùng. Riêng ngăn đựng thịt sống thì bạn nên vệ sinh cách nhau vài ngày/ lần.
Không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên
Nếu bạn không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên thì tủ lạnh của bạn sẽ dần bị bẩn và đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi, phát triển, gây hại cho sức khỏe của chính bạn. Vì thế, như đã nói ở trên, bạn nên lau tủ lạnh 1 lần/tuần với nước ấm và thuốc khử trùng, còn ngăn đựng thịt sống nên được vệ sinh thường xuyên sau vài ngày nhé. Ngoài ra có một mẹo nhỏ sẽ giúp bạn khử mùi và diệt khuẩn cho tủ lạnh, đó là bạn hãy đặt một lượng dung dịch nước chanh/tắc hoặc chỉ cần vỏ chanh, quất, bưởi bên trong tủ lạnh là đủ.
Để cơm nguội trong tủ lạnh
Cơm nguội là một loại thực phẩm có chứa nhiều vi khuẩn Bacillus cerius (loại vi khuẩn thường thấy ở những thực vật trồng gần mặt đất như lúa, ngũ cốc và các loại rau gia vị). Loại vi khuẩn này chính là nguyên nhân lớn, gây tổn hại đến sức khỏe người dùng và các triệu chứng như buồn nôn và bệnh tiêu chảy,… Tuy trong quá trình nấu, vi khuẩn này không hoạt động, nhưng khi cơm nguội, nó sẽ bắt đầu sản sinh các bào tử độc hại. Nếu bạn cho vào tủ lạnh sẽ gây ra nhiễm khuẩn cho tủ lạnh. Vì thế bạn chỉ nên nấu một lượng vừa đủ ăn và không bảo quản chúng trong tủ lạnh nhé.
Không rửa thực phẩm sống
Bạn cần lưu ý rằng nếu bạn không rửa thực phẩm còn sống trước khi cho chúng vào tủ lạnh thì khả năng dẫn đến ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng là vô cùng lớn. Bởi việc này sẽ gây mất vệ sinh tủ lạnh, tạo cơ hội cho nhiều vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Cho nên để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của chính bản thân cũng như những người thân yêu trong gia đình, bạn cần phải rửa sạch đồ sống, sau đó cho vào túi hoặc hộp sạch và đậy kín rồi mới bảo quản trong tủ lạnh.
Đựng nước bằng bình nhựa
Đa số các loại bình nhựa chính là vật sẽ sản sinh ra độc tố dioxin nếu bạn đặt chúng ở nhiệt độ thấp. Đây là loại chất chính gây ra ung thư và các chất khác như bisphenol A(BPA), Phtha-lates,… vô cùng gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Đặc biêt là đối với phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ. Vì vậy, bạn nên thay thế các loại chai nhựa sang sử dụng các chai thủy tinh hoặc nhựa PP (không chứa BPA), các loại nhựa này rất an toàn cho sức khỏe và hiện có bán trên thị trường.