Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan…
Các công trình nghiên cứu đáng tin cậy đã chỉ ra rằng tỏi có thể tiêu diệt được đa số các loại vi khuẩn “cư trú” trong ổ bụng và làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Để sử dụng tỏi phòng ngừa ung thư một cách hiệu quả. Bạn có thể thực hiện theo cách sau:
- Dùng 50g tỏi và 100 quả quất tươi, ép lấy nước và trộn lẫn thành một hỗn hợp. Dùng hỗn hợp nước này để uống trước mỗi bữa ăn. Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê.
- Dùng 100g lá chè xanh với 500ml nước sạch, đun cho đến khi sôi thì cho thêm 5g tỏi đập dập, đun tiếp trong 5 giây. Uống nước khi còn nóng và dùng làm nước uống hàng ngày.
Có tác dụng giống như thuốc kháng sinh
Tỏi không chỉ đơn giản là gia vị thông thường được sử dụng trong các bữa ăn mà nó còn có tác dụng giống như một loại thuốc kháng sinh, làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp bạn giảm được nguy cơ mắc các chứng bệnh do vi khuẩn hay vi rút gây ra. Không chỉ thế, tỏi còn có tác dụng như một chất “xúc tác” giúp cho vết thương mau lành, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
Cũng chính bởi những công dụng này mà tỏi còn được xem là một “công cụ” hữu hiệu để các bạn gái phòng ngừa sự “tấn công” của mụn trứng cá.
Một thành phần cơ bản trong tỏi mạnh gấp 100 lần so với hai loại kháng sinh quen thuộc trong việc đối phó với vi khuẩn dẫn đến ngộ độc thực phẩm, Campylobacter – mới được các nhà khoa học phát hiện.
Các xét nghiệm đã cho thấy hợp chất diallyl sulphide trong tỏi có thể dễ dàng tấn công vào lớp màng nhầy bảo vệ của vi khuẩn Campylobacter, tác nhân chính khiến loài vi khuẩn này không dễ dàng bị phá hủy.
Chất diallyl sulphide không chỉ mạnh hơn rất nhiều so với các dòng kháng sinh quen thuộc, cerythromycin và ciprofloxacin, mà nó còn tác dụng nhanh chóng hơn, giúp giảm đi thời gian chữa trị một cách đáng kể.
Tỏi có vai trò như một loại Viagra
Các bác sĩ phụ khoa cho biết rằng những người gặp trục trặc trong vấn đề “chăn gối” cần bổ sung tỏi vào trong chế độ ăn uống của mình. Bởi lẽ trong tỏi có chứa những hợp chất làm tăng ham muốn trong đời sống tình dục.
Chữa, phòng tiểu đường
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, những người có nguy cơ bị tiểu đường hoặc bị tiểu đường nên ăn ít nhất là 5g tỏi ngâm dấm mỗi ngày. Ăn liền trong vòng 1 tháng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách đáng kể.
Tỏi chống ung thư
Trong thành phần của tỏi có chứa chất allium có tác dụng ngăn ngừa các chứng bệnh ung thư chết người đồng thời “tiêu diệt” sự hình thành cũng như phát triển của các tế bào gây ung thư. Đặc biệt, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng tỏi mọc mầm sẽ có hiệu quả chống ung thư tốt hơn.
Ngoài ra, trong tỏi còn chứa alliin, chất chống oxy cùng một số thành phần thiết yếu đối với cơ thể khác như selenium, vitamin C, vitamin E… có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các khối ung bướu.
Chữa đầy bụng, khó tiêu
Những người thường xuyên bị chướng hơi, đầy bụng chắc hẳn đã biết cách ăn tỏi nướng hoặc tỏi sống để chữa khỏi đầy bụng. Ngoài ra, để chữa và phòng các chứng đầy bụng, khó tiêu, bạn có thể làm theo cách dưới đây:
- Dùng nước ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày.
- Lấy 50g tỏi xay nhỏ, ngâm với 200ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Dùng rượu và bã tỏi để uống. Mỗi lần 1thìa cà phê, 2-3lần/ngày.
Phòng ngừa, chữa cảm cúm
Tỏi có tác dụng rất hiệu quả trong việc chữa trị cũng như phòng ngừa bệnh cảm cúm. Nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên dùng tỏi trong các bữa ăn sẽ giảm được nguy cơ mắc cảm cúm hơn bình thường.
Ngoài ra, để chữa cảm cúm bằng tỏi bạn có thể làm theo hai cách phổ biến sau:
- Dùng tỏi ngâm dấm trong vòng 30 – 40 ngày ăn bình thường trong các bữa ăn hàng ngày.
- Ép tỏi lấy nước, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:10. Cho thêm chút muối sạch. Dùng nước này để nhỏ vào mũi từ 2 -3lần/ngày.
Chữa ho, viêm họng
Để chữa bệnh ho mãn tính do viêm họng kéo dài bạn có thể làm theo cách sau:
- Dùng tỏi bóc sạch,để cả nhánh khoảng 10g. Ngâm tỏi với dấm trong vòng 30 ngày. Dùng nhánh tỏi đã ngâm thái lát mỏng rồi ngậm từ 10 – 15 phút. Kiên trì làm theo cách này sẽ giúp bạn chữa được bệnh ho mãn tính.
- Lưu ý: Không dùng tỏi sống để ngậm vì đễ gây bỏng họng. Chỗ viêm trong họng sẽ càng nghiêm trọng.
Chữa thấp khớp, đau nhức xương
Để chữa thấp khớp, đau nhức xương với tỏi bạn có thể làm theo cách sau:
- Tỏi để nguyên không bóc vỏ, chẻ đôi nhánh ngâm với rượu theo tỉ lệ 100g tỏi với 200ml nước. Ngâm kỹ trong vòng 45 – 60 ngày hoặc lâu hơn. Chắt lấy nước sau khi ngâm đủ thời gian và dùng nước này bôi lên những chỗ đau nhức rồi xoa bóp nhẹ nhàng. Nên dùng thường xuyên, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Có tính sát khuẩn tốt
Tỏi vẫn thường được các y, bác sỹ dùng để phòng chống cũng như điều trị các triệu chứng viêm nhiễm đường tiêu hóa và hô hấp nhờ đặc tính sát khuẩn mạnh. Người ta cũng sử dụng tỏi để tẩy ruột, phòng ngừa giun sán (giun đũa, giun kim, sán dây).
Có tác dụng giảm sưng tấy; chữa vết thương do muỗi đốt
Để giảm sưng tấy, ngứa ngáy từ các nốt muỗi đốt, bạn có thể dùng tỏi đập dập rồi sát lên vùng da bị tổn thương, ngứa ngáy. Bạn sẽ sớm thấy dễ chịu và các nốt sưng tấy sẽ giảm nhanh một cách đáng ngạc nhiên.